Phân loại các loại màn hình lập trình HMI

HMI là một từ rất quen thuộc đối với những người hoạt động trong ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực điều khiển tự động hóa thông minh. Khi nhắc đến HMI thì chúng ta thường nghĩ đến nó như là một loại màn hình hiển thị có khả năng giao tiếp với các bộ điều khiển.

Màn hình lập trình HMI là một cái màn hình nhỏ kết nối với bộ lập trình PLC, kỹ thuật viên sẽ lập trình giao diện PLC đó để điều khiển các thiết bị. Màn hình HMI sẽ được lắp đặt trên mặt của tủ điện điều khiển, trong nhà máy sản xuất, công nhân vận hành có thể theo dõi và thao tác trên màn hình HMI để điều khiển các thiết bị sản xuất.

Phân loại các loại màn hình lập trình HMI

Trên thị trường hiên nay có rất nhiều hãng sản xuất màn hình lập trình HMI như INVT, Siemesn, Delta, LS…và trong mỗi hãng sẽ chia ra nhiều dòng HMI khác nhau. Tùy từng dòng HMI sẽ có phần mềm lập trình riêng, có hãng thì một phần mềm có thể lập trình cho nhiều dòng HMI, có hãng thì một phần mềm chỉ có thể lập trình cho một dòng HMI đó thôi.

  • Theo kiểu màn hình: màn hình cảm ứng HMI và màn hình HMI không cảm ứng (TFT, LCD, Touch,..)
  • Theo kích thước: 3.5 inch, 4 inch, 7 inch, 10 inch, 12 inch, 15 inch,..
  • Theo dung lượng bộ nhớ: 288KB, 1M, 2M, 10M,..
  • Theo cổng truyền thông: USB, RS232/422/485, Ethernet, CANbus,..
  • Theo giao thức truyền thông: MODBUS, MQTT, EtherNet/IP, CANopen, SNMP, FTP, BACnet, M-Bus, VNC, GSM (SMS, GPRS), KNX,..
  • Theo tính năng nâng cao: SCADA, Cloud, Web Server, SQL, Email & SMS, Remote, 3G/4G/Wifi,..

Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn mới tiếp cận và tìm hiểu HMI là khi các bạn lập trình chỉ nên tìm hiểu về một dòng HMI và các phần mềm của dòng đó.

Để lập trình HMI cần biết những gì ?

Để có thể lập trình được màn hình HMI, kỹ thuật viên cần cài đặt và tìm hiểu phần mềm lập trình HMI của hãng mà bạn muốn lập trình. Ví dụ đối với dòng HMI của INVT bao gồm các dòng IVC1 và IVC2 sử dụng AutoStation là phần mềm lập trình mạnh mẽ cung cấp 3 ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn cho việc vận hành và các chức năng giám sát, bảo vệ…

Đầu tiên, các bạn cần cài phần mềm AutoStation, sau đó tìm hiểu về cách lập trình giao diện, tìm hiểu cách kết nối PLC với HMI thông qua các chuẩn kết nối nào. Ví dụ như Ethernet, Modbus…, thông thường kết nối quả cổng Ethernet là phổ biến nhất, rồi đến modbus rs485..

Hướng dẫn lựa chọn màn hình HMI

Sức mạnh xử lý CPU: Khả năng xử lý thông tin, dữ liệu chính là điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý khi chọn màn hình HMI. Bạn cần chọn loại màn hình có cấu hình đủ cao, tốc độ xử lý nhanh, mượt mà khi chạy nhiều ứng dụng cùng lúc.

Chúng tôi xin giới thiệu : Sunly  chuyên nghiệp nhất hiện nay

Kích thước màn hình: Xu hướng lựa chọn màn hình HMI có kích thước lớn, nhằm đảm bảo thao tác, dễ vận hành, giao tiếp giữa người và máy. Thông thường, kích thước màn hình HMI được lựa chọn nhiều nhất từ 7-15 inch.

Độ tin cậy của màn hình: Lựa chọn màn hình HMI có độ tin cậy cao, khả năng vận hành ổn định, liên tục 24/7 đảm bảo khả năng kiểm soát hệ thống sản xuất.

Tính năng kết nối: Khi mua màn HMI cần chú ý đến khả năng kết nối với máy và các thiết bị ngoại vi khác, nhằm đảm bảo việc vận hành dễ dàng. Bạn cần chú ý các tính năng kết nối trên màn hình, đầu vào hệ thống, kết nối không dây, tính năng mở rộng IO…

Khả năng di chuyển linh hoạt: Một tiêu chí quan trọng mà người dùng cần chú ý khi chọn màn HMI. Nên chọn loại màn HMI có thể linh hoạt thay đổi vị trí lắp đặt, trong nhiều trường hợp cần di chuyển thiết bị.

Ứng dụng của màn hình HMI

  • Công nghiệp sản xuất, chế tạo máy, nâng cấp hệ thống và máy móc tự động
  • Sản xuất, nâng cấp các dây chuyền tự động hóa công nghiệp
  • Tự động hóa tòa nhà, điều khiển, quản lý, giám sát BMS, HAVC, BTS,..
  • Công nghệ điều khiển bơm công nghiệp, xử lý nước, nước thải
  • Quản lý, giám sát năng lượng điện, dầu, khí, gas,..
  • Trường đại học, trung tâm đào tạo, dạy nghề
  • Nhà thông minh (smart home)
  • Quan trắc môi trường: hiển thị, theo dõi, thu thập dữ liệu và giám sát từ xa

TRẢI NGHIỆM 4 ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG DỊCH VỤ CỦA HOÀNG GIA

  • Kho hàng lớn công suất đến 500 kW, luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất nhu cầu khách hàng
  • Hỗ trợ dịch vụ “siêu tốc” 24/24, đảm bảo máy móc khách hàng gần như không dừng
  • Quy trình linh hoạt “thay thế trước, thủ tục sau”, hoàn tất nhanh chóng trong vòng 24 giờ,
  • 24 tháng bảo hành toàn diện biến tần INVT 

Vài nét về : Thiết bị tự động hóa  tốt nhất hiện nay

Tổng kết

Hãy Yêu cầu Báo giá sản phẩm ngay – Click vào đây để được Báo Giá Nhanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Đông Anh tập trung hoàn thiện các tiêu chí lên quận vào năm nay
Next post Hà Nội đang xét duyệt đề án thành lập quận Đông Anh